Trang chủ Tin tức Tác Động của Lợi Suất Trái Phiếu Chính Phủ Mỹ, Canada, Úc lên Thị Trường Chứng Khoán Thế Giới

Tác Động của Lợi Suất Trái Phiếu Chính Phủ Mỹ, Canada, Úc lên Thị Trường Chứng Khoán Thế Giới

Trung Đức Nguyễn
Trung Đức Nguyễn thg 10 30, 2024
Phân tích tác động lợi suất trái phiếu Mỹ, Canada, Úc lên chứng khoán toàn cầu và Việt Nam, ảnh hưởng vốn đầu tư và chi phí vay cho doanh nghiệp.

Nội dung

Lợi suất Trái Phiếu chính phủ là gì?

Lợi suất Trái Phiếu chính phủ là phần trăm lợi nhuận bạn sẽ nhận được khi mua Trái Phiếu chính phủ sau khoảng thời gian nắm giữ tương ứng, ví dụ US02Y là Lợi Suất Trái Phiếu chính phủ Mỹ 2 năm.

Lưu ý rằng phần trăm này là tính theo chu kỳ 12 tháng.

Lợi suất trái phiếu chính phủ là một chỉ số quan trọng phản ánh tình hình tài chính của một quốc gia và có ảnh hưởng sâu rộng đến thị trường tài chính của quốc gia đó. Ví dụ khi ngân hàng Nhà Nước SBV bán trái phiếu ra để hút tiền ra khỏi thị trường, lập tức thị trường chứng khoán phản ứng với quyết định đó.

Lợi suất này không chỉ tác động đến chi phí vay mượn và đầu tư nội địa mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý nhà đầu tư và dòng vốn quốc tế. Bài viết này sẽ phân tích cách lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ, Canada, Úc ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán thế giới.

Ngoài ra chúng ta sẽ so sánh Lợi Tức Trái phiếu chính phủ Mỹ, Canada, Úc, Anh, Đức và Trung Quốc để xem dư địa hạ lãi suất trong thời gian tới còn nhiều hay không và sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán như thế nào?

Lợi Suất Trái Phiếu Chính Phủ Mỹ

Tác Động Trực Tiếp

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ, đặc biệt là trái phiếu kỳ hạn 10 năm, được coi là chuẩn mực cho lợi suất trái phiếu toàn cầu. Khi lợi suất này tăng, nó thường phản ánh sự kỳ vọng về lạm phát và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Điều này có thể dẫn đến:

  • Tăng Chi Phí Vay Vốn: Doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí vay vốn cao hơn, làm giảm lợi nhuận và ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu.

  • Tái Định Giá Rủi Ro: Nhà đầu tư có xu hướng chuyển tiền từ tài sản rủi ro như cổ phiếu sang tài sản an toàn như trái phiếu, gây áp lực giảm giá cổ phiếu.

Tác Động Gián Tiếp

  • Tác Động lên USD: Lợi suất cao hơn thu hút dòng vốn quốc tế, làm tăng giá trị đồng USD. Một USD mạnh hơn thường làm giảm giá trị xuất khẩu của Mỹ, ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu và nền kinh tế toàn cầu.

  • Dòng Vốn Toàn Cầu: Sự biến động của lợi suất trái phiếu Mỹ có thể dẫn đến sự điều chỉnh dòng vốn đầu tư quốc tế, gây biến động cho các thị trường chứng khoán khác.

Lợi Suất các nước G7 và Trung Quốc. Chứng Khoán Việt Nam ảnh hưởng thế nào khi dư địa hạ lãi suất còn nhiều

Biểu đồ cho thấy lãi suất trái phiếu chính phủ 2 năm của các quốc gia chủ chốt đều có xu hướng giảm. Đặc biệt:

  • Mỹ (US02Y) và Anh (GB02Y): Lãi suất có xu hướng giảm rõ rệt, phản ánh chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích kinh tế.

  • Canada (CA02Y) và Đức (DE02Y): Tương tự, cả hai nước này đều giảm lãi suất, thể hiện nỗ lực của ngân hàng trung ương để đối phó với nguy cơ suy thoái kinh tế.

  • Trung Quốc (CN02Y): Lãi suất cũng giảm, cho thấy sự hỗ trợ của chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu nông sản cũng như thị trường xuất khẩu nguyên liệu cho nền sản xuất Việt Nam. Khi Trung Quốc hạ lãi suất sẽ tạo điệu kiện ủng hộ cho việc tiêu thị hàng nông sản Việt Nam, cũng như giá cả nguyên vật liệu giảm giúp chúng ta có thể tối ưu hóa chi phí sản xuất.

loi-suat-trai-phieu-the-gioi

Việc các quốc gia chủ chốt-các quốc gia là khách hàng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam hạ lãi suất sẽ có một số tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam:

  • Dòng vốn quốc tế:

    • Khi lãi suất ở các quốc gia phát triển giảm, dòng vốn có xu hướng tìm đến các thị trường mới nổi với lợi suất cao hơn. Việt Nam có thể thu hút thêm dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán, từ đó đẩy giá cổ phiếu lên cao.

    • Các nhà đầu tư nước ngoài có thể tăng cường mua vào cổ phiếu Việt Nam, dẫn đến tăng giá trị VNINDEX.

  • Chi phí vay vốn:

    • Lãi suất trong nước có thể cũng sẽ giảm theo xu hướng toàn cầu. Điều này giúp giảm chi phí vay vốn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất và kinh doanh. Kết quả là lợi nhuận của các công ty niêm yết có thể tăng, làm tăng giá cổ phiếu và chỉ số VNINDEX.

  • Kinh tế vĩ mô:

    • Việc giảm lãi suất thường đi kèm với các biện pháp kích thích kinh tế khác, như tăng chi tiêu công và hỗ trợ doanh nghiệp. Những biện pháp này sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp và thị trường chứng khoán.

Kịch bản tương lai:

  • Kịch bản tích cực:

    • Nếu xu hướng giảm lãi suất tiếp tục và dòng vốn quốc tế tiếp tục chảy vào Việt Nam, VNINDEX có thể tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các nhà đầu tư hưởng lợi từ sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán.

  • Kịch bản tiêu cực:

    • Nếu tình hình kinh tế toàn cầu xấu đi, dù lãi suất giảm nhưng rủi ro suy thoái vẫn cao, dòng vốn có thể rút khỏi các thị trường mới nổi để trở về các tài sản an toàn. Điều này có thể gây áp lực giảm lên VNINDEX.