Giá hợp đồng phái sinh và các tính chi phí giao dịch
Công cụ tính giá trị Hợp đồng Phái sinh VN30
Thông tin hợp đồng:
Giá trị 1 hợp đồng:
Tổng giá trị:
Số tiền ký quỹ:
Chi phí và lợi nhuận:
Phí VPS (2 chiều):
Phí HNX (2 chiều):
Phí quản lý:
Chi phí margin:
Phí dịch vụ Plus++:
Thuế TNCN (0.1%):
Tổng chi phí:
Lợi nhuận gộp:
Lợi nhuận ròng:
Ngưỡng cảnh báo:
Bổ sung ký quỹ (90%):
Số điểm lỗ tương ứng:
Xử lý bắt buộc (95%):
Số điểm lỗ tương ứng:
Giới thiệu về Chứng khoán Phái sinh
Chứng khoán phái sinh (CKPS) là một công cụ tài chính mà giá trị phụ thuộc vào giá trị của một hay nhiều loại tài sản cơ sở. CKPS được áp dụng để giúp nhà đầu tư (NĐT) phòng ngừa rủi ro hoặc tềm kiếm lợi nhuận từ biến động giá. Trong thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam, CKPS chủ yếu được áp dụng dưới dạng hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số VN30 và trái phiếu chính phủ.
Hợp Đồng Tương Lai là gì?
Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận giữa hai bên để mua bán tài sản tại một thời điểm được xác định trước trong tương lai. Trên sàn giao dịch phái sinh ở Việt Nam, hợp đồng chủ yếu là HĐTL chỉ số VN30 được chuẩn hóa, giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán. HĐTL chỉ số VN30 có hệ số nhân 100.000 đồng, nghĩa là giá trị hợp đồng phụ thuộc vào giá trị chỉ số VN30 nhân với hệ số nhân này.
Cách Tính Giá Hợp Đồng Phái Sinh
Giá trị mỗi hợp đồng tương lai chỉ số VN30 được tính bằng:
Giá hợp đồng = Giá chỉ số VN30 × Hệ số nhân (100.000 đồng)
Ví dụ: Nếu chỉ số VN30 đang là 1.000 điểm, thì giá trị hợp đồng tương lai sẽ là 1.000 × 100.000 = 100.000.000 đồng.
Do giá trị của một hợp đồng phái sinh VN30F1M khá cao, đa số các công ty chứng khoán cho phép nhà đầu tư mở vị thế bằng cách ký quỹ với một tỷ lệ nhất định. Theo quy định của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), từ ngày 15/12/2022, tỷ lệ ký quỹ ban đầu tối thiểu cho hợp đồng tương lai chỉ số VN30 được nâng từ 13% lên 17%. Tuy nhiên, các công ty chứng khoán có thể áp dụng tỷ lệ ký quỹ cao hơn mức tối thiểu này để đảm bảo an toàn cho giao dịch.
Công ty Chứng khoán VPS cung cấp gói dịch vụ Plus++, cho phép nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính với tỷ lệ 1:5. Điều này có nghĩa là với mỗi 1 đồng vốn tự có, nhà đầu tư có thể vay thêm 5 đồng để đầu tư. Chi phí cho dịch vụ này là 55.000 đồng cho mỗi 100 triệu đồng vay trong một ngày. Gói Plus++ giúp nhà đầu tư tăng khả năng sinh lời, nhưng cũng đi kèm với rủi ro cao hơn do sử dụng đòn bẩy tài chính.
Lưu ý: việc mượn thêm vốn để giao dịch phái sinh, mặc dù mang lại cơ hội gia tăng lợi nhuận, cũng là một con dao hai lưỡi. Sử dụng đòn bẩy tài chính cao có thể làm tăng đáng kể lợi nhuận khi thị trường diễn biến theo hướng có lợi cho bạn, nhưng ngược lại, rủi ro thua lỗ cũng gia tăng tương ứng khi thị trường không thuận lợi. Vì vậy, nhà đầu tư cần thận trọng và có chiến lược quản lý rủi ro chặt chẽ để bảo vệ vốn.
Phí giao dịch Phái Sinh
Trong giao dịch hợp đồng tương lai tại VPS, các phí giao dịch được quy định như sau:
Phí giao dịch VPS:
Giao dịch dưới 200 hợp đồng/ngày: 2.000 đồng/hợp đồng.
Giao dịch từ 200 hợp đồng/ngày trở lên: 1.000 đồng/hợp đồng.
Phí trả sở giao dịch:
Mỗi hợp đồng phải trả cho sở giao dịch là 2.700 đồng/hợp đồng.
Dịch vụ quản lý vị thế:
2.550 đồng/hợp đồng/ngày.
Phí quản lý tài sản ký quỹ:
0,0024% giá trị lũy kế số dư tài sản ký quỹ/tài khoản/tháng.
Lãi và Lỗ trong Giao Dịch Hợp Đồng Tương Lai
Trong giao dịch HĐTL, lãi và lỗ được tính dựa trên sự chênh lệch giữa giá mở và giá đóng vị thế nhân với hệ số nhân và số lượng hợp đồng.
Ví dụ: Giả sử NĐT mở vị thế mua tại giá 1.000 điểm và sau đó đóng vị thế bằng giá 1.020 điểm, lợi nhuận của NĐT sẽ là (1.020 - 1.000) × 100.000 × số lượng hợp đồng.
Lưu ý về Tính Toán và Khác Biệt Giữa Các Công ty
Những công thức và cách tính toán trên là quy định của VPS. Các công ty chứng khoán khác có thể áp dụng các mức phí và tỷ lệ ký quỹ khác nhau. Vì vậy, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ các quy định cụ thể của đơn vị cung cấp dịch vụ mà mình sử dụng để đảm bảo chính xác và tránh các rủi ro không mong muốn.
Lưu ý về Đáo Hạn Phái Sinh
Đáo hạn phái sinh là thời điểm khi hợp đồng tương lai cần phải được đóng hoặc được chuyển sang hợp đồng khác. Đáo hạn thường xảy ra vào ngày thứ năm thứ ba của tháng đáo hạn. Vào ngày đáo hạn, các hợp đồng mở vị thế có thể được đóng tự động và giá giao dịch sẽ phụ thuộc vào giá trị của tài sản cơ sở vào thời điểm đó.
Giá thanh toán cuối cùng được xác định là giá trị trung bình số học giản đơn của chỉ số VN30 trong 30 phút cuối ngày giao dịch cuối cùng, từ 2:15:00 đến 2:45:00 (bao gồm 15 phút khớp lệnh liên tục và 15 phút khớp lệnh định kỳ đóng cửa). Trong quá trình tính toán, loại bỏ 3 giá trị cao nhất và 3 giá trị thấp nhất của phiên khớp lệnh liên tục.
Mặc dù phương pháp tính giá mới đã cải thiện việc ngăn ngừa thao túng giá ở thời điểm cuối phiên, nhưng nhà đầu tư vẫn cần thận trọng trước các chiêu trò tác động vào thị trường trong khoảng thời gian tính toán trung bình. Khả năng thao túng vẫn tồn tại nếu các bên liên quan nắm giữ sức mạnh giao dịch lớn và tiến hành giao dịch có chủ đích vào khung thời gian này.
Ngày đáo hạn có thể gây ra sự biến động mạnh về giá, do các nhà đầu tư cố gắng điều chỉnh vị thế để giải quyết các hợp đồng sắp đáo hạn. Đây là một yếu tố mà các nhà đầu tư cần lưu ý để phòng ngừa rủi ro và đầu tư hiệu quả.
Tham gia nhóm tư vấn
Nếu các bạn cần hỗ trợ nhiều hơn trong các tác vụ trên VPS, hoặc cần hỗ trợ trong các quyết định mua bán cổ phiếu, phái sinh, các bạn có thể gia nhập nhóm tư vấn của chúng tôi. Nếu các bạn không rõ quy trình, hãy xem bài viết hướng dẫn cách đổi ID chuyên viên tư vấn VPS của chúng tôi nhé.
Nếu chọn ID tư vấn của chúng tôi (BNO6)*, sau khi đã hoàn thành đăng ký, bạn có thể theo đường link sau để tham gia nhóm tư vấn chứng khoán miễn phí của chúng tôi.
Lưu ý: BNO6 là ký tự O không phải số 0.
Hoặc bạn có thể Scan QR code bên dưới: