Có thể giao dịch 2 chiều (long/short)
Biến động vừa phải (nhiều hơn forex, ít hơn coin)
Giao dịch 24/5 (trừ cuối tuần và ngày lễ)
Vốn đầu tư hợp lý (tối thiểu 520 USD * cho 1 lot với đòn bẩy 1:500)
Lưu ý: giao dịch vàng tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý và các rủi ro liên quan đến sàn giao dịch. Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi tham gia thị trường này.
Đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu về các phép tính cơ bản:
Đơn vị giá:
Giá vàng được tính bằng USD/oz (đô la Mỹ/ounce)
Ví dụ: 2620.00 USD/oz
Đơn vị khối lượng (lot):
1 standard lot = 100 oz
1 mini lot = 10 oz = 0.1 standard lot
1 micro lot = 1 oz = 0.01 standard lot
Lời/Lỗ = (Giá thoát - Giá vào) × Size × Oz/lot
Ví dụ với 0.01 lot (micro):
Long từ 2620.00 đến 2622.00 (lời 2 giá)
Lời/Lỗ = (2622 - 2620) × 0.01 × 100 = 2 USD
Tương tự, nếu short từ 2620.00 đến 2618.00, lời 2 USD
Các size phổ biến (lời/lỗ khi giá thay đổi 1 USD):
0.01 lot: 1 USD = 1 USD
0.1 lot: 1 USD = 10 USD
1 lot: 1 USD = 100 USD
Thông thường, với giao dịch FX, vàng, Coin, chúng ta thường được khuyến nghị nên giữ rủi ro ở 1 - 2% NAV. Ở đây, NAV nên được tính trên tổng tài sản mà chúng ta sẵn sàng dành cho giao dịch (trading capital), không chỉ số tiền trong tài khoản.
Như vậy, với mức NAV là 20000 USD, bạn có thể nạp vào tài khoản 2000 USD để giao dịch 1 lot vàng. Việc không nạp quá nhiều giúp chúng ta hạn chế rủi ro về kỹ thuật cũng như rủi ro về phía sàn giao dịch. Do chúng ta luôn có chiến lược StopLoss 2 điểm nên mỗi lệnh chúng ta lỗ tối đa là 200-300 USD vẫn nằm trong giới hạn của tài khoản.
Giả sử với win rate là 80%, và bạn giao dịch 1 lot mỗi ngày, mỗi ngày chỉ 1 lệnh với mỗi lệnh thắng 2 giá (200 USD) và mỗi lệnh thua 2 giá (200 USD) thì bạn có thể kỳ vọng mức lợi nhuận ròng: 3,200 - 800 = 2,400 USD/tháng.
Lưu ý:
Đây là tính toán lý thuyết
Chưa trừ phí giao dịch và spread
Cần thời gian dài để đạt được win rate 80% ổn định
Không phải ngày nào cũng có setup tốt để trade
Đây không phải là đánh bạc, đây là trò chơi xác suất. Chúng ta chỉ vào lệnh khi có xác suất thắng cao nhất.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ đưa ra một chiến lược giao dịch với các tiêu chí sau:
Win-rate cao nhất có thể (từ 80%) trở lên để giảm thiểu rủi ro và hạn chế áp lực tâm lý.
Risk:reward trung bình thấp: chúng ta buộc phải giảm kỳ vọng để hạn chế rủi ro.
Mức lỗ tối đa được giới hạn: với Win-rate đủ cao, Risk:Reward trung bình thấp, chúng ta cần đảm bảo rằng mỗi lệnh lỗ chúng ta không mất số tiền nhiều hơn mỗi lệnh lời.
Chiến lược này đặc biệt phù hợp với trader:
Ưa thích win rate cao
Muốn hạn chế rủi ro
Có thể giao dịch trong các phiên chính
Tập trung vào scalping ngắn hạn
Hãy luôn backtest (kiểm tra lại với quá khứ), hoặc thử nghiệm với tài khoản DEMO trong một khoảng thời gian đủ dài (ít nhất là 1 tháng) để đảm bảo rằng phương pháp giao dịch này phù hợp với bạn và cho bạn hiệu suất tối ưu.
Trong quá trình thử nghiệm, có thể bạn sẽ phát hiện ra một số tín hiệu, phương pháp sẽ hiệu quả với bạn hơn và bạn có thể tinh chỉnh để phù hợp với bản thân hơn.
Phiên Úc - Á (7:00 - 10:00):
Giao thoa Sydney với Tokyo, Singapore, Hong Kong
Chủ yếu sideway, biến động "hiền"
Thích hợp scalping với rủi ro thấp
Spread và thanh khoản ổn định
Phiên Á - Âu (14:00 - 17:00):
Giao thoa Á và châu Âu mở cửa
Biến động tăng dần
Phiên giao thoa London-NY (19:00-22:00):
Thanh khoản cao nhất
Biến động mạnh nhất
Bạn có thể tham khảo thêm công cụ hiển thị khung giờ giao dịch FX của chúng tôi.
Tuyệt đối tránh giao dịch khung giờ ra các tin tức kinh tế, đặc biệt là tin tức kinh tế Mỹ.
Tôi sẽ liệt kê các tin tức quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng và thời gian thường xuất hiện:
Tin từ Mỹ:
CPI (Chỉ số giá tiêu dùng): 19:30
NFP (Việc làm phi nông nghiệp): 19:30, thứ 6 đầu tháng
Fed Meeting (Họp Fed & Lãi suất): 01:00-02:00
PCE (Chi tiêu tiêu dùng cá nhân): 19:30
PPI (Chỉ số giá sản xuất): 19:30
Tin từ châu Âu:
ECB Meeting (Họp ECB): 18:45
CPI châu Âu: 16:00
GDP châu Âu: 16:00
Tin từ Anh:
BOE Meeting (Họp BOE): 19:00
CPI Anh: 14:00
Tin từ Trung Quốc:
Các tin tức kinh tế Trung Quốc cũng có ảnh hưởng nhất định đến giá vàng tuy nhiên chúng thường khó theo dõi hơn.
Trước tin 15-30 phút:
Thị trường thường sideway chờ tin
Spread có thể tăng cao
Dễ có false break
Sau tin 15-30 phút:
Biến động rất mạnh và khó đoán
Spread cao
Có thể xảy ra slippage lớn
Các thời điểm đặc biệt:
FOMC (Họp Fed): tránh cả phiên
NFP: tránh ít nhất 1 giờ sau tin
Các sự kiện địa chính trị bất ngờ
Sử dụng lịch kinh tế:
Đặt thông báo:
30 phút trước tin quan trọng
Chú ý múi giờ
Khung H4/H1:
Xác định xu hướng chính
Xác định mốc giá quan trọng (đỉnh, đáy, EMA20/50/200)
Xác định vùng thanh khoản và gap
Khung M15:
Kiểm tra xu hướng ngắn hạn
Xác định mốc giá quan trọng
Xác định trend line
Khung M5 (Giao dịch):
Theo dõi RSI/Stoch
Xác nhận MACD
Phân tích mô hình nến
Chú ý giá tròn (1900.0, 1950.0)
Quan sát gap nhỏ
Đồng Thuận Tăng (Bullish Alignment)
H4: Xu hướng tăng, giá trên EMA20/50
H1: Tạo higher highs và higher lows
M15: RSI > 50, MACD tích cực
M5: Nến tăng, khối lượng tăng
Hành động: Tìm điểm vào lệnh BUY tại các vùng hỗ trợ
Đồng Thuận Giảm (Bearish Alignment)
H4: Xu hướng giảm, giá dưới EMA20/50
H1: Tạo lower lows và lower highs
M15: RSI < 50, MACD tiêu cực
M5: Nến giảm, khối lượng tăng
Hành động: Tìm điểm vào lệnh SELL tại các vùng kháng cự
Đồng Thuận Tích Lũy (Consolidation Alignment)
H4: Sideway trong kênh giá
H1: Dao động trong biên độ hẹp
M15: RSI dao động 40-60
M5: Nến doji và spinning tops
Hành động: Chờ đợi breakout có xác nhận
H4 Tăng - H1/M15 Giảm
Đặc điểm:
H4 trên EMA20/50, tạo higher highs
H1 và M15 đang có xu hướng giảm
Xử lý:
Kiểm tra H1 có đang tạo pullback không
Chờ đợi sự hội tụ ở M15 trước khi vào lệnh
Tìm kiếm mô hình đảo chiều trên M15/M5
H4 Giảm - H1/M15 Tăng
Đặc điểm:
H4 dưới EMA20/50, tạo lower lows
H1 và M15 đang có xu hướng tăng
Xử lý:
Xem xét khả năng rebound kỹ thuật
Cẩn trọng với các lệnh BUY
Chờ đợi sự xác nhận từ H4
H4 Sideway - H1/M15 Biến động mạnh
Đặc điểm:
H4 trong kênh giá sideway
H1/M15 có những biến động lớn
Xử lý:
Tránh giao dịch khi volatility cao
Chờ đợi sự ổn định của các khung thấp hơn
Xem xét giao dịch trong biên độ kênh H4
Gap Trên Các Khung
Đặc điểm:
Gap xuất hiện trên H4/H1
Các khung thấp hơn phản ứng mạnh
Xử lý:
Đánh giá khả năng lấp gap
Chờ đợi sự ổn định của thị trường
Tránh giao dịch ngay sau gap lớn
Breakout Giả
Đặc điểm:
H4 có dấu hiệu breakout
H1/M15 không xác nhận
Xử lý:
Chờ đợi xác nhận từ nhiều khung
Kiểm tra khối lượng giao dịch
Đặt stop loss chặt chẽ
Divergence Đa Khung
Đặc điểm:
RSI/MACD divergence trên H4
Các khung thấp hơn chưa phản ánh
Xử lý:
Chuẩn bị cho khả năng đảo chiều
Tìm kiếm tín hiệu xác nhận
Điều chỉnh size giao dịch phù hợp
Khi Khung Cao Mâu Thuẫn Với Khung Thấp
Ưu tiên tín hiệu của khung cao hơn
Sử dụng khung thấp để tìm điểm vào lệnh
Tăng cường quản lý rủi ro
Khi Có Sự Chuyển Động Mạnh
Chờ đợi thị trường ổn định
Xác nhận xu hướng từ nhiều khung
Tránh giao dịch ngược xu hướng
Khi Thị Trường Sideway
Xác định biên độ dao động
Tìm kiếm mô hình giá đáng tin cậy
Giao dịch với size nhỏ hơn
Mục tiêu của chúng ta là xác định xu hướng chính ở khung thời gian lớn hơn và các mốc giá quan trọng.
Phần này chia làm kịch bản Long (mua) và kịch bản Short (bán). Bạn có thể điều chỉnh linh hoạt tùy thực tế thị trường.
1. Pullback (xu hướng tăng)
Mục tiêu: Tìm điểm vào lệnh khi giá hồi về các vùng hỗ trợ/EMA/demand, sau đó bật lên tiếp tục xu hướng tăng.
Điều kiện vào lệnh
Xác nhận xu hướng chính (H1/H4):
Giá nằm trên EMA50 hoặc EMA200 (hoặc cả hai).
Trendline tăng vẫn giữ vững, chưa bị break.
Vùng Pullback:
Giá chạm Demand zone gần nhất (hoặc hỗ trợ cứng).
Giá test EMA20/50 và bật lên.
Giá hồi về Fibo 0.5 – 0.618 (trong nhịp tăng) và xuất hiện mô hình nến đảo chiều tăng (hammer, engulfing).
Fair Value Gap (FVG) kiểm tra (nếu có):
Giá điều chỉnh về vùng FVG chưa được lấp.
Sau khi fill FVG, xuất hiện dấu hiệu bật tăng.
Xác nhận trên khung vào lệnh (M5):
RSI chạm vùng 40-50 và bật lên (hoặc Stoch cắt lên từ vùng 20).
MACD histogram vẫn xanh/hoặc vừa chuyển xanh trở lại.
Nến đảo chiều tăng (hammer, bullish engulfing…).
Thoát lệnh (Exit)
TP1: 2 giá (70-80% khối lượng).
Ưu tiên chốt lời một phần tại kháng cự gần, hoặc quanh vùng Fibo extension 1.0 của nhịp M5.
TP2: 4-5 giá (20-30% khối lượng còn lại).
Có thể chờ tới vùng kháng cự/supply zone mạnh hơn hoặc quanh Fibo extension 1.272 - 1.618.
SL: 2 giá dưới đáy pullback gần nhất.
BE (Break Even) khi lệnh đã lời 1 giá:
Kéo SL lên entry hoặc +0.2 – 0.3 giá (tùy bạn muốn đảm bảo hòa vốn hay cố giữ lợi nhuận dù nhỏ).
2. Reversal (đảo chiều từ xu hướng giảm)
Mục tiêu: Bắt đáy tại vùng hỗ trợ cứng, demand zone hoặc FVG sâu, kỳ vọng đảo chiều thành xu hướng tăng mới.
Điều kiện vào lệnh
Xu hướng lớn (H1/H4) bắt đầu suy yếu:
Giá break trendline giảm hoặc break EMA50, EMA200 (có tín hiệu đảo chiều).
Giá test vùng hỗ trợ/demand zone:
Thường là vùng hợp lưu: đường trendline mới, Fibo 0.618 – 0.786 của nhịp giảm lớn, hoặc FVG khung H1.
Chỉ báo động lượng:
RSI tạo phân kỳ (divergence) ở vùng quá bán (<30).
MACD histogram đỏ đã thu hẹp, chuẩn bị cắt lên.
Mô hình nến (M5):
Double bottom, triple bottom, hoặc bullish engulfing mạnh.
Thoát lệnh (Exit)
TP1: 2 giá (80% khối lượng).
Tại vùng kháng cự gần hoặc EMA50 trên M5/M15.
TP2: 3-4 giá (20% khối lượng).
Hoặc chờ tới supply zone mạnh ở khung lớn.
SL: 2 giá dưới đáy vừa tạo.
BE: Khi lệnh đã lợi 1 giá.
1. Pullback (xu hướng giảm)
Mục tiêu: Tìm điểm vào lệnh khi giá hồi lên các vùng kháng cự/EMA/supply, sau đó giảm tiếp tục theo xu hướng chính.
Điều kiện vào lệnh
Xác nhận xu hướng chính (H1/H4):
Giá nằm dưới EMA50 hoặc EMA200.
Trendline giảm vẫn giữ vững, chưa bị break ngược.
Vùng Pullback:
Giá chạm Supply zone gần nhất (hoặc kháng cự cứng).
Giá test EMA20/50 từ dưới lên và bật xuống.
Giá hồi về Fibo 0.5 – 0.618 trong nhịp giảm, kèm mô hình nến đảo chiều giảm (shooting star, bearish engulfing).
Fair Value Gap (FVG):
Giá quay lại lấp gap kháng cự (Up FVG), sau đó bị từ chối (rejection).
Xác nhận khung M5:
RSI chạm vùng 50-60 và quay đầu xuống.
MACD histogram đỏ/hoặc vừa chuyển đỏ.
Nến M5: shooting star, bearish engulfing, harami…
Thoát lệnh (Exit)
TP1: 2 giá (70-80% khối lượng).
Hoặc tại vùng hỗ trợ gần nhất (Hỗ trợ M5).
TP2: 4-5 giá (20-30% khối lượng).
Chờ hỗ trợ lớn hơn hoặc Fibo extension 1.272 - 1.618.
SL: 2 giá trên đỉnh pullback.
BE: Khi đã lời 1 giá.
2. Reversal (đảo chiều từ xu hướng tăng)
Mục tiêu: Bắt đỉnh tại vùng kháng cự cứng hoặc supply zone hay FVG khung cao, chờ giá đảo chiều xuống.
Điều kiện vào lệnh
Xu hướng lớn (H1/H4) có dấu hiệu suy yếu:
Giá break trendline tăng hoặc liên tục thất bại ở kháng cự/supply zone.
Giá test vùng supply zone:
Khu vực hợp lưu: Fibo 0.786 của nhịp tăng lớn, đỉnh cũ, FVG chưa fill ở khung H1…
Chỉ báo động lượng:
RSI phân kỳ ở vùng quá mua (>70).
MACD histogram xanh dần thu hẹp, chuẩn bị cắt xuống.
Mô hình nến (M5):
Double top, triple top, hoặc bearish engulfing mạnh.
Thoát lệnh (Exit)
TP1: 2 giá (80% khối lượng).
Tại vùng demand zone / hỗ trợ gần nhất.
TP2: 3-4 giá (20% khối lượng).
Hoặc chờ về demand zone khung lớn.
SL: 2 giá trên đỉnh vừa tạo.
BE: Khi lệnh đã lợi 1 giá.
Rủi ro 1-2% tài khoản/lệnh
Tuyệt đối không DCA âm
Kiểm tra spread trước vào lệnh
Tránh giao dịch:
15-30 phút trước/sau tin tức
Khi spread cao bất thường
Các ngày lễ lớn
Cân nhắc set thời gian tối đa dựa trên:
Thời gian để giá di chuyển hết một chu kỳ M15 (thường 1-2 giờ)
Nếu trong thời gian đó không đạt TP1, nên xem xét đóng lệnh
Tránh giữ lệnh qua các phiên giao dịch chính
Lưu ý:
Luôn luôn chờ đóng nến m5 trước khi vào lệnh
Có thể dùng nến m1 để thoát lệnh sớm
Sử dụng M1 để exit khi:
Đã đạt > 70% TP1
Xuất hiện nến đảo chiều mạnh trên M1
Volume đột biến ngược chiều
Hoặc tiếp tục giữ khi:
M1 chỉ cho pullback nhỏ
Momentum vẫn mạnh
Đang trong vùng tích lũy
Yếu tố quan trọng nhất của việc phát triển bền vững tài khoản theo tôi đó chính là bảo toàn vốn. Việc đặt kỳ vọng quá cao (ví dụ ăn 10 giá thay vì 2 giá) sẽ dẫn đến việc chúng ta phải giữ lệnh lâu hơn, và để StopLoss ở xa hơn. Thay vì đánh đổi tỉ lệ R:R bằng WinRate thấp, tôi khuyên bạn hãy giữ R:R thật cao bằng cách:
Luôn kéo StopLoss về Break Even (điểm hòa vốn) sớm nhất có thể.
Đặt kỳ vọng thấp, sẵn sàng chốt lời sớm nếu cần thiết để bảo toàn phần lời dù nhỏ.
Việc kéo SL về BreakEven là một việc không đơn giản. Nếu bạn kéo về BreakEven quá sớm, bạn có thể dễ dàng bị "văng" ra khỏi những vị thế đáng lẽ có thể lời. Bạn cần lưu ý giá rất thường xuyên quay lại "kiểm" lại trước khi di chuyển về hướng bạn mong muốn.
Để có thể đặt SL BreakEven tốt nhất, hãy:
Tìm điểm entry tốt nhất có thể (điểm entry tốt sẽ hạn chế trường hợp bạn bị "quét" StopLoss).
Khi giá vừa qua khỏi điểm BreakEven, bạn có thể cân nhắc việc cho phép giá quét trở lại điểm entry của bạn 1-2 lần. Lưu ý bạn vẫn giữ điểm StopLoss ban đầu của mình.
Bạn có thể cân nhắc chỉ kéo StopLoss lên BreakEven trong trường hợp:
Giá đã chạy được một khoảng nhất định (ví dụ giá đã chạy được ít nhất 1/2 điểm TakePofit của bạn). Việc sử dụng ATR cũng là một cách để chọn điểm kéo SL.
Giá tạo cấu trúc thị trường mới ở khung thời gian nhỏ hơn, bạn có thể cân nhắc dùng các điểm đỉnh / đáy của cấu trúc này.
Hãy quan sát vận động giá của Vàng trong khung thời gian mà bạn trade thật kỹ để "cảm" được vận động giá của nó. Việc này sẽ giúp bạn có thể quyết định kéo StopLoss về BreakEven sớm hay trễ hơn. Ví dụ: trong trường hợp giá đang dao động mạnh và bạn "cảm thấy" giá có thể không đi theo hướng của mình mong muốn, bạn có thể kéo StopLoss về Breakeven càng sớm càng tốt.
Lưu ý: nếu bạn tuyệt đối không muốn lỗ, kể cả lỗ phí, hãy cân nhắc đặt StopLoss cách điểm BreakEven một khoảng nhất định. Ví dụ với Spread giả định là 10pips ở thị trường thị khi đặt StopLoss BreakEven bạn dùng giá Entry +- 10 pips (tùy thuộc vào việc bạn đang Long hay Short)
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về cách tối ưu Stop Loss của chúng tôi.
Hãy "căn ke" khi vào lệnh, điểm entry tốt sẽ giúp bạn hạn chế StopLoss không đáng có.
Hãy "rộng tay" khi đóng lệnh, việc Take Profit rộng tay một chút không quá căn ke sẽ giúp bạn tránh việc giá về gần điểm Take Profit lại quay đầu.
Ví dụ một bạn trade 1 lot vàng, tôi nghĩ đây là con số phù hợp với người đã có kinh nghiệm nhất định và có số vốn vừa phải. Khi đặt lệnh, bạn hãy chia ra làm 2 lệnh riêng biệt. Thông thường tôi hay dùng lệnh Limit và tôi có thể đặt 2 lệnh cùng một mốc giá hoặc bạn cũng có thể dùng lệnh Market nếu bạn thấy phù hợp.
Ngay khi có thể (như đã phân tích phía trên), tôi sẽ kéo cả 2 lệnh này về StopLoss BreakEven. Tuy nhiên, với một lệnh, tôi sẽ chủ động Take Profit (hoặc đặt mức Take Profit) theo mức Take Profit ban đầu của tôi. Với lệnh còn lại, tôi sẽ chấp nhận cho giá di chuyển tiếp tục với kỳ vọng có thể đạt được lợi nhuận tốt hơn.
Một phương pháp nữa là chúng ta có thể sử dụng Trailing StopLoss để cân bằng mục tiêu quản trị rủi ro và tối ưu lợi nhuận. Tuy nhiên theo tôi nhận thấy việc Trailing cần phải đúng phương pháp ví dụ như sử dụng market structure.
Spread là khoảng chênh lệch giữa giá Bid (giá bán) và Ask (giá mua). Ví dụ:
Giá Bid: 2620.00
Giá Ask: 2620.30
Spread = 0.30 điểm = 30 points
TẦM QUAN TRỌNG
Chi phí giao dịch:
Spread là chi phí trực tiếp cho mỗi lệnh
Cần vượt qua spread để có lời
Với 1 lot, spread 20 points = 20 USD chi phí
Dấu hiệu thị trường:
Spread thấp = thanh khoản tốt
Spread cao = thanh khoản yếu/biến động mạnh
CÁCH THEO DÕI
MT5 Desktop:
Market Watch: chuột phải > chọn "Spread"
Sử dụng indicator spread tùy chỉnh
MT5 Android:
Market Watch: nhấn giữ header > "Show Spread"
Kiểm tra trong cửa sổ đặt lệnh
Việc đánh ngược xu hướng (reversal) là cực kỳ nguy hiểm. Bạn cần kết hợp nhiều yếu tố như RSI, MACD, các vùng/điểm cản quan trọng, các đường MA, FIBO, kết hợp với phân tích đa khung thời gian để tìm điểm vào lệnh tốt nhất. Ngay khi có thể hãy kéo SL về BreakEven như đã mô tả phía trên. Hãy chấp nhận việc bạn có thể chặn đầu xu hướng sai điểm và chặn lại ở mốc khác. Điều quan trọng nhất là bạn cần phải giảm thiếu mức lỗ nếu có của những lệnh này.
Các đường MA/EMA là những đường hỗ trợ/kháng cự quan trọng, hãy kết hợp nó với Fibo, FVG, OrderBlock, Pivot Points etc và phân tích đa khung thời gian. Hãy lưu tâm việc giá phản ứng như thế nào ở các đường MA, giá cần bao nhiêu điểm chạm để xuyên thủng các đường MA.
Đừng sử dụng RSI như chỉ số quá mua, quá bán. RSI phản ánh lực cung cầu, hãy dùng nó theo ý nghĩa đó. Hãy quan sát giá phản ứng như thế nào ở các vùng RSI quan trọng như 30, 50, 70. Bạn sẽ phát hiện ra những điều thú vị.
Hãy tập vẽ các kênh giá (ngang, chéo, etc), hãy chia các kênh giá này làm 2 hoặc dùng Fibo để chia, hãy quan sát xem giá phản ứng như thế nào ở các vùng quan trọng này.
Tất cả các chỉ báo khi có sự trùng lấp lên nhau (ví dụ đường MA giao cắt với Fibo 50 và giao cắt với pivot points sẽ cho bạn những điểm vào lệnh tuyệt đẹp)
Trên tất cả, hãy luôn tìm lý do để không vào lệnh. Khi bạn "kén" chọn lệnh hết mức có thể, bạn sẽ nâng cao tỉ lệ thắng của mình bằng việc vào lệnh ở những điểm đẹp nhất.
Mô Hình Nến:
Long: Nến tăng mạnh (Bullish Engulfing, Marubozu).
Short: Nến giảm mạnh (Bearish Engulfing, Marubozu).
Giải Thích: Động lực mạnh cho thấy giá ít có khả năng điều chỉnh.
Cách Vào Lệnh:
Long: Vào ngay sau khi nến xác nhận đóng cửa.
Short: Vào ngay sau khi nến xác nhận đóng cửa.
Đặt Stop-Loss:
Long: Dưới đáy nến xác nhận.
Short: Trên đỉnh nến xác nhận.
Mô Hình Nến:
Long: Nến thân nhỏ, Doji.
Short: Nến thân nhỏ, Doji.
Giải Thích: Thị trường tạm điều chỉnh trước khi tiếp tục xu hướng.
Cách Vào Lệnh:
Đặt lệnh giới hạn (Limit Order) ở mức 50% biên độ của nến xác nhận.
Đặt Stop-Loss:
Long: Dưới đáy nến xác nhận.
Short: Trên đỉnh nến xác nhận.
Mô Hình Nến:
Long: Pin Bar (râu nến dưới dài), Hammer.
Short: Pin Bar (râu nến trên dài), Shooting Star.
Giải Thích: Giá kiểm tra lại mức hỗ trợ/kháng cự trước đó.
Cách Vào Lệnh:
Long: Vào khi giá đóng nến tăng trở lại gần đáy.
Short: Vào khi giá đóng nến giảm trở lại gần đỉnh.
Đặt Stop-Loss:
Long: Dưới đáy nến xác nhận.
Short: Trên đỉnh nến xác nhận.
Mô Hình Nến:
Long: Nến giảm mạnh xuyên qua đáy, sau đó là nến tăng Engulfing.
Short: Nến tăng mạnh xuyên qua đỉnh, sau đó là nến giảm Engulfing.
Giải Thích: Smart Money săn thanh khoản trước khi đẩy giá trở lại xu hướng chính.
Cách Vào Lệnh:
Long: Chờ giá đóng cửa phục hồi trên đáy nến xác nhận.
Short: Chờ giá đóng cửa phục hồi dưới đỉnh nến xác nhận.
Đặt Stop-Loss:
Long: Dưới râu nến thấp nhất.
Short: Trên râu nến cao nhất.
Mô Hình Nến:
Long: Doji hoặc Inside Bar (giá nằm trong phạm vi nến xác nhận).
Short: Doji hoặc Inside Bar.
Giải Thích: Thị trường tạm dừng để tích lũy động lực.
Cách Vào Lệnh:
Long: Vào khi giá phá vỡ đỉnh của vùng tích lũy.
Short: Vào khi giá phá vỡ đáy của vùng tích lũy.
Đặt Stop-Loss:
Long: Dưới đáy vùng tích lũy.
Short: Trên đỉnh vùng tích lũy.
Mô Hình Nến:
Long: Pin Bar, Tweezer Bottoms (hai nến có đáy tương tự).
Short: Shooting Star, Tweezer Tops (hai nến có đỉnh tương tự).
Giải Thích: Giá kiểm tra lại mức hỗ trợ/kháng cự trước khi tiếp diễn.
Cách Vào Lệnh:
Long: Đặt lệnh giới hạn tại hỗ trợ.
Short: Đặt lệnh giới hạn tại kháng cự.
Đặt Stop-Loss:
Long: Dưới mức hỗ trợ.
Short: Trên mức kháng cự.
Mô Hình Nến:
Long: Nến tăng Engulfing khi kiểm tra lại hỗ trợ.
Short: Nến giảm Engulfing khi kiểm tra lại kháng cự.
Giải Thích: Giá phá vỡ, sau đó kiểm tra lại trước khi tiếp tục xu hướng.
Cách Vào Lệnh:
Long: Vào khi giá phản ứng tăng tại hỗ trợ.
Short: Vào khi giá phản ứng giảm tại kháng cự.
Đặt Stop-Loss:
Long: Dưới đáy vùng kiểm tra.
Short: Trên đỉnh vùng kiểm tra.
Mô Hình Nến:
Long: Nến tăng nhỏ ngay sau nến xác nhận.
Short: Nến giảm nhỏ ngay sau nến xác nhận.
Giải Thích: Động lực mạnh tiếp tục mà không có sự điều chỉnh lớn.
Cách Vào Lệnh:
Long: Vào khi giá phá vỡ đỉnh nến xác nhận.
Short: Vào khi giá phá vỡ đáy nến xác nhận.
Đặt Stop-Loss:
Long: Dưới đáy nến xác nhận.
Short: Trên đỉnh nến xác nhận.
Mô Hình Nến:
Long: Pin Bar, Engulfing.
Short: Pin Bar, Engulfing.
Giải Thích: Giá điều chỉnh nhưng hình thành đáy cao hơn (hoặc đỉnh thấp hơn cho Short).
Cách Vào Lệnh:
Long: Vào khi xác nhận đáy cao hơn.
Short: Vào khi xác nhận đỉnh thấp hơn.
Đặt Stop-Loss:
Long: Dưới đáy mới hình thành.
Short: Trên đỉnh mới hình thành.
Hãy lưu ý là các mẫu hình nến có tính tương đối, bạn nên tìm hiểu cách đọc vị áp lực mua bán thông qua sự hình thành cây nến hơn là tìm cách nhớ mọi mô hình một cách cứng nhắc.
Nến có thân lớn, không hoặc rất ít râu nến, thể hiện động lượng mạnh.
Ý nghĩa:
Nếu xuất hiện trong xu hướng tăng/giảm, chúng thường là tín hiệu tiếp diễn.
Thể hiện lực mua/bán mạnh không có sự do dự.
Một nến lớn nhấn chìm toàn bộ thân và râu của nến trước đó.
Ý nghĩa:
Thể hiện sự áp đảo của phe mua (Bullish Engulfing) hoặc phe bán (Bearish Engulfing).
Ba nến tăng liên tiếp với thân lớn (Three White Soldiers) hoặc ba nến giảm liên tiếp (Three Black Crows).
Ý nghĩa:
Thể hiện sự kiểm soát mạnh mẽ của một phe trong thị trường.
Thường báo hiệu xu hướng tiếp diễn mạnh mẽ.
Morning Star (đảo chiều tăng): Gồm 3 nến – nến giảm mạnh, nến do dự nhỏ, và nến tăng mạnh.
Evening Star (đảo chiều giảm): Ngược lại với Morning Star.
Ý nghĩa:
Báo hiệu đảo chiều tại các vùng hỗ trợ/kháng cự hoặc vùng cung/cầu.
Inside Bar: Thân nến nằm hoàn toàn trong phạm vi của nến trước.
Fakey: Giá phá vỡ Inside Bar nhưng sau đó quay ngược lại.
Ý nghĩa:
Inside Bar thể hiện sự tích lũy.
Fakey là tín hiệu đảo chiều mạnh khi giá phá vỡ giả và đi ngược.
Râu nến dài gấp 2-3 lần thân nến, thân nến nhỏ.
Hammer (búa): Râu dài phía dưới, báo hiệu tăng giá.
Shooting Star: Râu dài phía trên, báo hiệu giảm giá.
Ý nghĩa:
Thể hiện sự từ chối giá tại vùng hỗ trợ/kháng cự mạnh.
Càng đáng tin cậy nếu kèm volume lớn.
Thân nến rất nhỏ, gần như không tồn tại (giá mở cửa và giá đóng cửa gần bằng nhau).
Râu nến có thể ngắn hoặc dài, tùy thuộc vào loại Doji (Standard Doji, Long-legged Doji, Gravestone Doji, Dragonfly Doji).
Ý nghĩa:
Thể hiện sự do dự trên thị trường: lực mua và lực bán gần như ngang bằng nhau, dẫn đến giá đóng cửa rất gần giá mở cửa.
Nếu xuất hiện tại vùng hỗ trợ/kháng cự hoặc các vùng cung cầu, nó có thể là dấu hiệu của sự đảo chiều.
Phụ thuộc vào ngữ cảnh và nến tiếp theo để xác nhận xu hướng (đảo chiều hay tiếp diễn).
Các loại Doji phổ biến:
Standard Doji: Thân rất nhỏ, râu ngắn ở cả hai đầu.
Long-legged Doji: Râu dài ở cả hai đầu, thể hiện sự giằng co mạnh mẽ.
Dragonfly Doji: Râu dài phía dưới, báo hiệu lực mua đang mạnh.
Gravestone Doji: Râu dài phía trên, báo hiệu lực bán đang mạnh.
Thân nến nhỏ, nhưng lớn hơn Doji (giá mở cửa và giá đóng cửa gần nhau nhưng không bằng nhau).
Râu nến dài ở cả hai phía, thể hiện sự dao động của giá trong phiên.
Ý nghĩa:
Tương tự Doji, Spinning Top/Bottom cũng thể hiện sự do dự giữa phe mua và phe bán.
Phụ thuộc vào ngữ cảnh, nó có thể báo hiệu sự đảo chiều hoặc tiếp diễn:
Nếu xuất hiện trong một xu hướng mạnh (tăng/giảm), nó có thể là dấu hiệu cảnh báo sự chậm lại của động lượng.
Nếu xuất hiện tại các vùng hỗ trợ/kháng cự, nó có thể báo hiệu sự đảo chiều.
Hai cây nến liên tiếp có hướng ngược nhau:
Thân nến thứ hai lớn hơn hoặc nhấn chìm toàn bộ thân nến đầu tiên.
Ý nghĩa:
Cây nến đầu tiên: Phản ánh xu hướng hiện tại (giảm hoặc tăng mạnh).
Cây nến thứ hai: Đảo chiều hoàn toàn nến đầu tiên, thể hiện sự áp đảo của phe mua hoặc phe bán.
Đối với giao dịch vàng, fx, coin, việc lấy thanh khoản là thường xuyên xảy ra. Vì vậy, việc hiểu thanh khoản là gì và vì sao nó quan trọng sẽ giúp bạn tìm được các điểm vào lệnh an toàn hơn.
Hãy lưu ý các mẫu hình như Double Taps, Triple Taps, và Stop Hunt. Các mẫu hình này dựa trên hành vi của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, thường đặt Stop Loss ở các điểm hoặc vùng cản có tính rõ ràng, như các đỉnh/đáy cũ. Vì giá từng phản ứng tại các vùng này, nhiều nhà đầu tư tin rằng giá sẽ lại phản ứng tương tự và đặt Stop Loss ngay trên đỉnh hoặc dưới đáy cũ.
Tuy nhiên, đây chính là "mục tiêu thanh khoản" của Smart Money. Họ lợi dụng tâm lý này để đẩy giá vượt qua các vùng cản rõ ràng nhằm kích hoạt Stop Loss, thu thập thanh khoản, trước khi đảo chiều mạnh mẽ. Hành vi này thường xuất hiện tại các vùng Supply/Demand Zone hoặc Order Blocks, nơi Smart Money tập trung lệnh lớn.