Cấu trúc thị trường đề cập đến trạng thái hoặc điều kiện hiện tại của thị trường dựa trên việc phân tích hành động giá gần đây. Nó là một công cụ quan trọng giúp trader nhận diện xu hướng và đưa ra quyết định giao dịch hợp lý. Hiểu rõ về cấu trúc thị trường giúp bạn xác định được hướng đi của giá và điều chỉnh chiến lược giao dịch để phù hợp với xu hướng chính.
Swing High (Đỉnh) và Swing Low (Đáy) là các điểm xoay quan trọng. Swing High xảy ra khi một đỉnh được tạo thành cao hơn các giá trị lân cận trước và sau nó. Ngược lại, Swing Low là đáy thấp hơn các giá trị lân cận trước và sau.
Uptrend (Xu hướng tăng) được xác định bởi chuỗi đỉnh cao hơn (Higher High - HH) và đáy cao hơn (Higher Low - HL). Mỗi đỉnh và đáy mới đều cao hơn so với trước đó.
Downtrend (Xu hướng giảm) được xác định bởi chuỗi đáy thấp hơn (Lower Low - LL) và đỉnh thấp hơn (Lower High - LH). Mỗi đỉnh và đáy mới thấp hơn so với trước đó.
Nguyên tắc hỗ trợ và kháng cự: Trong xu hướng tăng, ngưỡng kháng cự cũ có thể trở thành hỗ trợ mới. Tương tự, trong xu hướng giảm, ngưỡng hỗ trợ cũ có thể trở thành kháng cự mới.
Đỉnh (Top): Mức giá cao nhất mà tài sản đạt được trong một khoảng thời gian trước khi giá bắt đầu giảm.
Đáy (Bottom): Mức giá thấp nhất mà tài sản đạt được trong một khoảng thời gian trước khi giá bắt đầu tăng.
Xác Định Xu Hướng: Nối các đỉnh và đáy để nhận biết xu hướng chính (tăng, giảm, đi ngang).
Mức Hỗ Trợ và Kháng Cự: Đáy thường là mức hỗ trợ, đỉnh là mức kháng cự.
Phân Tích Sóng Elliott: Đỉnh và đáy là cơ sở để phân loại các sóng theo các mẫu nhất định.
Break of Structure (BOS) là sự kiện khi giá phá vỡ một cấu trúc hỗ trợ hoặc kháng cự đã được xác định trước đó. Điều này thường được sử dụng để xác định sự thay đổi trong xu hướng hoặc sự tiếp tục của xu hướng hiện tại.
Trong Xu Hướng Tăng:
Phá Vỡ Đỉnh: Giá tạo ra một đỉnh mới cao hơn đỉnh trước đó, vượt qua mức kháng cự hiện tại.
Phá Vỡ Đáy: Giá không phá vỡ đáy trước đó mà tiếp tục tăng.
Trong Xu Hướng Giảm:
Phá Vỡ Đỉnh: Giá không tạo ra đỉnh mới mà tiếp tục giảm.
Phá Vỡ Đáy: Giá tạo ra một đáy mới thấp hơn đáy trước đó, vượt qua mức hỗ trợ hiện tại.
Xác Nhận Xu Hướng: BOS giúp xác nhận sự tiếp tục hoặc đảo chiều của xu hướng hiện tại. Ví dụ, trong xu hướng tăng, việc phá vỡ đỉnh cao hơn cho thấy xu hướng tăng có khả năng tiếp tục mạnh mẽ.
Xác Định Điểm Vào và Điểm Ra: BOS có thể được sử dụng để xác định các điểm vào lệnh mua hoặc bán dựa trên sự phá vỡ cấu trúc.
Change of Character (CHoCH) là sự thay đổi trong hành vi hoặc tính chất của thị trường, thường biểu hiện qua việc thay đổi cấu trúc giá từ xu hướng này sang xu hướng khác. CHoCH thường là tín hiệu của một sự đảo chiều trong xu hướng hoặc một sự thay đổi trong động lực thị trường.
Trong Xu Hướng Tăng:
Thay Đổi Đỉnh và Đáy: Khi giá bắt đầu tạo ra các đáy thấp hơn hoặc đỉnh thấp hơn, thay vì các đỉnh và đáy cao hơn liên tiếp.
Chỉ Báo Kỹ Thuật: Các chỉ báo như RSI hoặc MACD bắt đầu cho tín hiệu yếu đuối hoặc đảo chiều.
Trong Xu Hướng Giảm:
Thay Đổi Đỉnh và Đáy: Khi giá bắt đầu tạo ra các đỉnh cao hơn hoặc đáy cao hơn, thay vì các đỉnh và đáy thấp hơn liên tiếp.
Chỉ Báo Kỹ Thuật: Các chỉ báo bắt đầu cho tín hiệu quá bán hoặc đảo chiều.
Dự Đoán Đảo Chiều: CHoCH thường được sử dụng để dự đoán sự đảo chiều của xu hướng, từ đó giúp nhà đầu tư điều chỉnh chiến lược giao dịch.
Phát Hiện Sự Mất Đồng Bộ: CHoCH có thể chỉ ra sự mất đồng bộ giữa các yếu tố thị trường, như giá và khối lượng giao dịch, giúp nhận biết các dấu hiệu sớm của sự thay đổi xu hướng.
Close vs Close Method (Phương pháp giá đóng cửa):
Giá đóng cửa xuyên qua giá đóng cửa cây nến tham chiếu. Không quan tâm đến đuôi nến (mức thấp nhất).
CLose vs Low Method (Phương pháp đóng so với thấp):
Giá đóng cửa xuyên qua mức thấp nhất của cây nến tham chiếu. (phương pháp phổ biến nhất)
Low vs Low Method (Phương pháp giá thấp):
Mức thấp nhất xuyên qua mức thấp nhất của cây nến tham chiếu.
Lưu ý: Trader cần giữ sự nhất quán khi sử dụng một phương pháp xác định BOS và ChoCh để tránh nhầm lẫn. Với mỗi loại tài sản bạn giao dịch, bạn hãy xem lại quá khứ xem phương pháp nào phù hợp nhất và áp dụng phương pháp đó một cách nhất quán.
Close vs Close Method (Phương pháp giá đóng cửa)
Ưu điểm:
Độ chắc chắn cao: Khi giá đóng cửa vượt qua mức đóng cửa tham chiếu, nó cho thấy sự đồng thuận rõ ràng giữa người mua và người bán tại thời điểm kết thúc phiên giao dịch. Điều này thường được coi là tín hiệu mạnh về sự tiếp diễn hoặc đảo chiều của xu hướng.
Giảm nhiễu: Vì không quan tâm đến các bóng nến, phương pháp này loại bỏ các tín hiệu nhiễu hoặc bẫy giá (fakeouts) do các chuyển động bất thường trong phiên giao dịch.
Nhược điểm:
Có thể bỏ lỡ cơ hội: Trong những trường hợp thị trường biến động mạnh nhưng không đóng cửa vượt qua mức tham chiếu, phương pháp này có thể không đưa ra tín hiệu, dẫn đến việc bỏ lỡ các cơ hội giao dịch tiềm năng.
Phù hợp với khung thời gian lớn hơn: Phương pháp này có thể ít hiệu quả hơn trên khung thời gian thấp do tính biến động ngắn hạn và sự xuất hiện của các bóng nến lớn.
Close vs Low Method (Phương pháp đóng so với thấp)
Ưu điểm:
Tính phổ biến và được sử dụng rộng rãi: Do kết hợp được cả sự xác nhận từ giá đóng cửa và mức cực trị (high/low), phương pháp này được nhiều trader tin dùng để xác định BOS với mức độ chính xác cao.
Tín hiệu rõ ràng: Khi giá đóng cửa vượt qua mức thấp nhất hoặc cao nhất của nến tham chiếu, điều này thường là dấu hiệu mạnh về việc xu hướng có thể tiếp diễn hoặc đảo chiều.
Phản ánh lực thị trường: Phương pháp này thể hiện rằng động lực mạnh đã xuất hiện khi giá vượt qua mức cực trị, giúp cung cấp tín hiệu chính xác hơn.
Nhược điểm:
Phức tạp hơn trong phân tích: Trader cần theo dõi đồng thời cả giá đóng cửa và mức cực trị, điều này có thể gây khó khăn cho những người mới bắt đầu.
Dễ bị nhiễu ở khung thời gian thấp: Nếu có nhiều bóng nến lớn hoặc các biến động không ổn định, tín hiệu có thể không đáng tin cậy.
Low vs Low Method (Phương pháp giá thấp)
Ưu điểm:
Độ nhạy cao: Phương pháp này nhạy cảm với các biến động giá nhỏ và có thể cung cấp tín hiệu sớm hơn, đặc biệt khi thị trường bắt đầu thay đổi cấu trúc.
Tối ưu cho giao dịch ngắn hạn: Do phản ứng nhanh với các chuyển động giá, phương pháp này phù hợp với các trader sử dụng khung thời gian ngắn và cần tín hiệu nhanh.
Nhược điểm:
Dễ gặp tín hiệu giả (fakeouts): Vì chỉ cần mức thấp nhất vượt qua, nên phương pháp này có thể tạo ra nhiều tín hiệu giả khi thị trường dao động hoặc xuất hiện các bóng nến lớn.
Không mạnh bằng giá đóng cửa: Do không có sự xác nhận của giá đóng cửa, tín hiệu từ phương pháp này có thể không đủ mạnh để khẳng định xu hướng đã thực sự thay đổi.
Lưu ý: Dù không cần thiết, nhưng để xác nhận có sự đảo chiều xu hướng chúng ta cần thấy cả ChoCh và BoS sau đó. Tức là có một sự thay đổi về tính chất và có sự tiếp tục của thay đổi đó. Ví dụ như khi thị trường đảo chiều từ tăng sang giảm, chúng ta cần thấy một đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau thấp hơn đáy trước để xác nhận. Việc này sẽ giúp chúng ta hạn chế bị "lừa" đặc biệt là trong khung thời gian nhỏ nhiều biến động. Tuy nhiên chúng ta có thể vào lệnh chậm hơn nếu chờ xác nhận.
Đỉnh mới phải cao hơn đỉnh trước một cách đáng kể trong xu hướng tăng và thấp hơn đỉnh trước trong xu hướng giảm.
Đáy mới phải thấp hơn đáy trước một cách đáng kể trong xu hướng giảm và cao hơn đáy trước trong xu hướng tăng.
Sử Dụng BOS: Khi giá phá vỡ đỉnh trước đó, đó có thể là một đỉnh quan trọng xác nhận sự tiếp tục của xu hướng tăng. Ngược lại, trong xu hướng giảm, phá vỡ đáy trước đó xác nhận sự tiếp tục của xu hướng giảm.
Sử Dụng CHoCH: Nếu có sự thay đổi tính chất của cấu trúc giá (ví dụ: từ các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn sang các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn trong xu hướng tăng), đây có thể là dấu hiệu của một đỉnh quan trọng và sự đảo chiều xu hướng.
Sử Dụng BOS: Khi giá phá vỡ đáy trước đó trong xu hướng giảm, đó có thể là một đáy quan trọng xác nhận sự tiếp tục của xu hướng giảm. Trong xu hướng tăng, phá vỡ đỉnh trước đó xác nhận sự tiếp tục của xu hướng tăng.
Sử Dụng CHoCH: Nếu có sự thay đổi tính chất của cấu trúc giá (ví dụ: từ các đáy thấp hơn và đỉnh thấp hơn sang các đáy cao hơn và đỉnh cao hơn trong xu hướng giảm), đây có thể là dấu hiệu của một đáy quan trọng và sự đảo chiều xu hướng.
Lưu ý: các công cụ vẽ Market Structure trên các nền tảng như TradingView thường sẽ xác định những vùng đỉnh đáy sai sót do thiếu tính đến các yếu tố như major minor highs/lows. Nếu bạn dùng TradingView thì một trong những chỉ báo khá tốt là Market Structures SMC [TradingFinder] BOS/CHoCH Major & Minor, tuy nhiên bạn vẫn nên thực tập tự xác định.
Luôn luôn giao dịch đồng thuận với xu hướng của Market Structure trên khung thời gian bạn giao dịch. Ví dụ: nếu bạn giao dịch khung M15 và cấu trúc thị trường đang đi lên thì bạn chỉ được phép Long không được phép short.
Nếu cấu trúc thì trường của khung thời gian bạn giao dịch đang đi ngược lại với các cấu trúc thị trường ở khung thời gian cao hơn bạn cần giảm tỉ trọng vị thế để hạn chế rủi ro.
Phân tích đa khung thời gian đặc biệt quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Đối với việc phân tích cấu trúc thị trường, việc xem xét cấu trúc ở đa khung thời gian là việc cực kỳ thiết yếu để tránh đi ngược lại xu hướng:
Tìm các giao dịch mua trên khung thời gian thấp nếu khung thời gian cao có xu hướng tăng và ngược lại.
Tránh giao dịch ngược xu hướng trừ khi có dấu hiệu thay đổi cấu trúc trên khung thời gian cao.
Sử dụng các mức quan trọng trên khung thời gian cao làm mục tiêu chốt lời cho các giao dịch trên khung thời gian thấp.
Khi phân tích đa khung thời gian (multi-timeframe analysis), số lượng khung thời gian nên được chọn dựa trên phong cách giao dịch, mục tiêu phân tích và loại thị trường bạn đang theo dõi. Thông thường, ba khung thời gian là lựa chọn lý tưởng vì chúng cung cấp cái nhìn toàn diện mà không quá phức tạp. Dưới đây là cách lựa chọn khung thời gian phù hợp:
Khung dài hạn (Higher Timeframe): Để xác định xu hướng chính hoặc bối cảnh thị trường. Ví dụ:
Swing trader: Dùng khung ngày (D1) hoặc tuần (W1).
Day trader: Dùng khung 4 giờ (H4) hoặc ngày (D1).
Khung trung hạn (Intermediate Timeframe): Để theo dõi cấu trúc thị trường và các tín hiệu xác nhận. Ví dụ:
Swing trader: Dùng H4 hoặc H1.
Day trader: Dùng H1 hoặc 15 phút (M15).
Khung ngắn hạn (Lower Timeframe): Để tìm điểm vào lệnh cụ thể. Ví dụ:
Swing trader: Dùng H1 hoặc 15 phút (M15).
Day trader: Dùng 5 phút (M5) hoặc 1 phút (M1).
Scalping: Ưu tiên các khung ngắn như M1, M5 và M15.
Day trading: Phối hợp H1, M15 và M5.
Swing trading: Phối hợp W1, D1 và H4.
Position trading: Sử dụng các khung lớn hơn như tháng (MN), tuần (W1), và ngày (D1).
Độ tương quan giữa khung thời gian: Đảm bảo các khung được chọn bổ trợ lẫn nhau (ví dụ, mỗi khung gấp 4-6 lần khung nhỏ hơn).
Loại thị trường: Trong thị trường có xu hướng, ưu tiên phân tích xu hướng chính ở khung lớn. Trong thị trường đi ngang, tập trung nhiều hơn vào các khung ngắn để tìm cơ hội.
Mục tiêu giao dịch: Giao dịch ngắn hạn hoặc lướt sóng cần khung thời gian chi tiết hơn so với giao dịch dài hạn.
Nếu bạn là swing trader:
W1 (dài hạn): Xác định xu hướng chung (uptrend, downtrend, sideways).
D1 (trung hạn): Tìm vùng hỗ trợ/kháng cự và cấu trúc thị trường.
H4 (ngắn hạn): Tìm điểm vào/thoát lệnh.
Nếu bạn là scalper:
H1 (dài hạn): Xác định xu hướng và vùng giá quan trọng.
M15 (trung hạn): Theo dõi hành động giá.
M5 (ngắn hạn): Tìm điểm vào lệnh chính xác.
Lưu ý: Mẫu hình này hiệu quá nhất khi giá đã xuyên qua 2 hoặc nhiều vùng supply/demand (tùy theo hướng Long/Short). ChoCh hình thành sau một đợt chạm vào vùng Cung/Cầu ở khung thời gian cao hơn (đáng tin hơn). Giá xuyên qua các vùng Cung/Cầu một cách mạnh mẽ (ít nến, các nến dài).
Đôi khi chúng ta bị lỡ mất điểm entry tốt theo ChoCh, hoặc đơn giản là chúng ta muốn gia tăng vị thế. Chúng ta có thể tìm kiếm điểm vào lệnh khi giá quay về kiểm định các vùng Cung/Cầu để đi tiếp theo xu hướng.
Có thể nói thị trường giao dịch hoạt động dựa trên tâm lý tham lam và sợ hãi của con người. Tâm lý này được thể hiện rất rõ thông qua market structure:
Uptrend (Xu hướng tăng): Khi thị trường tạo ra các đỉnh cao hơn (Higher High - HH) và đáy cao hơn (Higher Low - HL), điều này cho thấy tâm lý lạc quan và niềm tin của các nhà đầu tư vào việc giá sẽ tiếp tục tăng. Trader tham gia vào các vị thế mua (long) vì kỳ vọng rằng giá sẽ tiếp tục tăng cao hơn.
Tâm lý nhà đầu tư lớn (Smart Money): Các tổ chức lớn hoặc nhà đầu tư thông minh thường tham gia vào đầu xu hướng tăng và thu mua khi thị trường điều chỉnh nhẹ để tiếp tục đẩy giá lên cao.
Tâm lý nhà đầu tư nhỏ (Retail Trader): Nhiều nhà đầu tư nhỏ có xu hướng tham gia muộn vào xu hướng khi giá đã tăng đáng kể, thường dẫn đến trạng thái mua vào ở các vùng đỉnh ngắn hạn.
Downtrend (Xu hướng giảm): Khi thị trường tạo ra các đáy thấp hơn (Lower Low - LL) và đỉnh thấp hơn (Lower High - LH), điều này phản ánh tâm lý tiêu cực hoặc bi quan khi nhiều nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ tiếp tục giảm. Điều này dẫn đến áp lực bán mạnh hơn và giá giảm liên tục.
Tâm lý nhà đầu tư lớn: Các nhà đầu tư lớn có thể bắt đầu bán ra từ các vùng kháng cự và có xu hướng tạo ra các đợt bán tháo lớn.
Tâm lý nhà đầu tư nhỏ: Nhà đầu tư nhỏ thường dễ hoảng loạn và bán tháo khi giá giảm sâu, dẫn đến việc bán ở các mức thấp hơn, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Break of Structure (BOS): Sự phá vỡ cấu trúc cho thấy xu hướng hiện tại đang tiếp diễn và có thể tạo động lực mạnh hơn theo hướng của xu hướng đó.
Tâm lý hành vi: Khi một mức kháng cự quan trọng bị phá vỡ trong xu hướng tăng (BOS tăng), các nhà đầu tư thường cảm thấy hưng phấn và kỳ vọng rằng giá sẽ tiếp tục tăng. Điều này có thể dẫn đến "FOMO" (fear of missing out - sợ bỏ lỡ cơ hội). Ngược lại, khi hỗ trợ quan trọng bị phá vỡ trong xu hướng giảm, nó củng cố niềm tin về xu hướng giảm và thúc đẩy tâm lý bán ra mạnh hơn.
Change of Character (ChoCh): Đây là dấu hiệu cho sự thay đổi xu hướng tiềm năng.
Tâm lý hành vi: Khi thị trường có tín hiệu đảo chiều, các nhà đầu tư lớn có thể chốt lời và chuẩn bị các vị thế đảo ngược. Nhà đầu tư nhỏ, ngược lại, có thể chưa nhận ra tín hiệu này và dễ bị mắc kẹt khi xu hướng thay đổi.
Hỗ trợ trở thành kháng cự (Resistance becomes Support) và ngược lại là các hiện tượng phổ biến trong cấu trúc thị trường.
Tâm lý nhà đầu tư lớn: Họ thường sử dụng các mức hỗ trợ/kháng cự để ra vào vị thế. Ví dụ, sau khi một mức kháng cự bị phá vỡ và chuyển thành hỗ trợ, các nhà đầu tư lớn có thể đẩy giá lên cao hơn khi giá quay lại kiểm tra mức hỗ trợ.
Tâm lý nhà đầu tư nhỏ: Khi giá quay lại các mức này, các nhà đầu tư nhỏ thường hoảng sợ và dễ bị tâm lý khi giá có sự dao động mạnh xung quanh các mức hỗ trợ/kháng cự.