Bạn đã phân tích một cổ phiếu một cách đầy đủ, bạn cảm thấy tự tin rằng cổ phiếu này sẽ cho bạn lợi nhuận kỳ vọng và bạn quyết định mua?
Làm thế nào để hạn chế rủi ro, tối ưu lợi nhuận khi mua cổ phiếu?
Câu trả lời đó chính là chiến lược phân bổ vốn phù hợp.
Phân bổ vốn hiệu quả giúp nhà đầu tư:
Giảm thiểu rủi ro: Giảm thiểu số tiền thua lỗ trong trường hợp bạn sai. Khi đầu tư, hãy luôn nghĩ đến trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, và mức độ thua lỗi tối đa mà bạn có thể chấp nhận khi điều đó xảy ra.
Tối ưu hóa lợi nhuận: Sau khi đã xác định mức lỗ tối đa, bạn có thể đặt ra mức lời tối thiểu mà bạn mong muốn. Tôi sẽ nói rõ hơn về điểm này ở bên dưới.
Kiểm soát tâm lý: Tránh bị ảnh hưởng bởi cảm xúc khi cổ phiếu tăng/giảm đột ngột.
Tôi xin nhấn mạnh rằng không ai biết được điểm cuối cùng của một cổ phiếu.
Không có giá nào là quá thấp cho một cổ phiếu, nó hoàn toàn có thể về 0. Đây chính là lý do mà bạn cần có điểm cắt lỗ rõ ràng.
Ở chiều ngược lại, không có giá nào là quá cao cho một cổ phiếu, nó đã tăng 5 lần từ đáy và hoàn toàn có thể tăng thêm 10 lần nữa.
Thị trường có thể vượt xa kỳ vọng ban đầu
Việc giới hạn lợi nhuận có thể khiến bạn bỏ lỡ xu hướng tăng lớn
"Cắt hoa, giữ cỏ" là lỗi phổ biến của nhà đầu tư
Các mốc chốt lời (Take Profit) thường được đặt ở các mức giá cao trước đó mà cổ phiếu này từng đạt được. Việc có những mốc chốt lời này là phù hợp để các bạn có kế hoạch rõ ràng trong việc:
Chốt lời ngắn hạn nếu các bạn chỉ muốn lướt sóng cổ phiếu
Có mức kỳ vọng phù hợp trước khi đưa ra quyết định đầu tư
Tuy nhiên, một cổ phiếu mạnh thường sẽ tiếp tục mạnh hơn, và một cổ phiếu yếu thường sẽ tiếp tục yếu hơn. Các bạn có thể linh hoạt:
Sử dụng trailing stop (điểm dừng lỗ di động): tăng dần mức stop loss khi giá tăng
Chốt lời từng phần: có thể bán 30% ở mức lời 20%, 30% ở mức lời 50%, giữ 40% cho xu hướng dài hạn
Đánh giá lại cơ sở đầu tư định kỳ: chỉ bán khi yếu tố cơ bản thay đổi, không chỉ vì đạt mức giá nào đó
Ở thị trường Việt Nam, một cách đơn giản, phù hợp với người mới là:
Đặt lệnh dừng lỗ ở 5% (tức là bạn chấp nhận mất tối đa 5% giá vốn)
Khi giá cổ phiếu tăng được 3% từ giá mua vào, hãy kéo điểm dừng lỗ về giá bạn mua vào ban đầu (tức là nếu cổ phiếu quay đầu giảm bạn sẽ hòa vốn)
Mỗi khi cổ phiếu tăng thêm 3%, bạn hãy kéo mức dừng lỗ này lên 3% tương ứng. Ví dụ cổ phiếu tăng 6% từ mức giá mua ban đầu thì điểm dừng lỗ này hiện tại sẽ là 3% từ mức giá mua.
Tùy thuộc vào cổ phiếu, có những cổ phiếu có độ biến động cao, bạn có thể linh hoạt sử dụng mức 5% thay vì 3%.
Lưu ý về cách tính tổng NAV:
Giả sử vốn của bạn là 100 triệu VND
Giả sử bạn quyết định chia vốn làm 4 phần, mỗi phần 25tr để mua 1 cổ phiếu
Giả sử bạn quyết định sử dụng đòn bẩy, và cổ phiếu mà bạn muốn mua cho đòn bẩy là 100%
Tổng NAV cho cổ phiếu đó của bạn sẽ là 50tr. Bạn cần dùng con số 50tr để tính toán cách phân bổ vốn cho lệnh mua cổ phiếu đó. Tuyệt đối không được dùng con số 25tr rồi sau đó lại thay đổi quyết định và mua thêm bằng margin 25tr còn lại ở giai đoạn sau. Việc này sẽ dẫn đến sự mất cân đối về giá của cổ phiếu của bạn (bạn sẽ có một lượng quá lớn cổ phiếu ở vùng giá cao).
Đầu tư toàn bộ số vốn vào một thời điểm duy nhất.
Phù hợp khi thị trường đang trong xu hướng tăng mạnh.
Khi thị trường đang có xu hướng tăng rõ ràng.
Khi công ty thuộc nhóm ngành tiềm năng, và bản thân công ty có sự tăng trưởng bền vững và có tiềm năng phát triển.
Khi không có các yếu tố rủi ro tiềm năng trên thị trường.
Thanh khoản ổn định hoặc tăng dần.
Tín hiệu kỹ thuật xác nhận xu hướng tăng.
Chưa tăng quá 15% kể từ vùng đáy gần nhất
Chia vốn thành nhiều phần nhỏ và mua đều đặn theo thời gian.
Giảm thiểu rủi ro khi giá biến động.
DCA theo thời gian: Mua đều theo tuần, tháng hoặc quý.
DCA theo giá: Mua thêm khi giá giảm 5%, 10%, 15% so với giá mua ban đầu.
Kết hợp thời gian và giá để linh hoạt hơn.
Cách phân bổ vốn: 50% → 30% → 20% khi giá tăng.
Ưu điểm
Đặt vốn lớn nhất khi có độ tin cậy cao nhất.
Giảm thiểu rủi ro FOMO.
Tập trung vào xác nhận xu hướng.
Rủi ro
Nếu dự đoán sai, sẽ lỗ ngay từ đầu với 50% vốn.
Giá trung bình tăng dần theo mỗi lần mua thêm.
Áp lực tâm lý lớn nếu cổ phiếu giảm.
Khi nào áp dụng?
✅ Khi cổ phiếu đang trong xu hướng tăng mạnh.
✅ Khi thị trường điều chỉnh nhẹ nhưng vẫn giữ xu hướng tăng.
❌ Không áp dụng khi thị trường chung suy yếu hoặc có dấu hiệu đảo chiều.
Cách phân bổ vốn: 20% → 30% → 50% khi giá giảm.
Ưu điểm
Giảm thiểu rủi ro ban đầu bằng cách chỉ mua ít khi giá chưa chắc chắn.
Giá vốn trung bình giảm dần, giúp tối ưu chi phí.
Tận dụng được cơ hội khi thị trường giảm sâu.
Rủi ro
Nếu giá tiếp tục giảm sau khi đã mua hết vốn, rủi ro rất cao.
Có thể rơi vào bẫy “bắt dao rơi” nếu không có điểm dừng rõ ràng.
Áp lực tâm lý lớn khi thị trường tiếp tục giảm.
Khi nào áp dụng?
✅ Khi cổ phiếu có nền tảng tốt nhưng giá đang giảm tạm thời.
✅ Khi nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn và không quan tâm đến biến động ngắn hạn.
❌ Không áp dụng khi thị trường có dấu hiệu suy giảm kéo dài.
Trong thực tế, chiến lược DCA âm hiệu quả cho TTCK VN không đơn thuần là "giá càng xuống càng mua", mà dựa trên việc xác định trước một vùng giá tiềm năng hợp lý. Cách tiếp cận này thừa nhận rằng mặc dù chúng ta có thể xác định được vùng giá hấp dẫn, chúng ta không thể biết chính xác điểm vào lệnh tối ưu.
Giả sử chúng ta muốn mua HPG trong nhịp chỉnh, và chúng ta xác định vùng giá 24 - 25 sẽ là vùng giá mục tiêu. Chúng ta có thể chia làm 3 lệnh:
Lệnh 1: 20% vốn tại mức giá trên của vùng (25)
Lệnh 2: 30% vốn tại mức giá trung bình của vùng (24.5)
Lệnh 3: 50% vốn tại mức giá dưới của vùng (24)
--> Giá trung bình sau khi mua đủ 3 lệnh: 24.35 (25×0.2 + 24.5×0.3 + 24×0.5)
--> Mức cắt lỗ 5%: 23.13 (24.35 × 0.95)
Bạn có thể xem thêm bài viết sau để hiểu về DCA.