Ngày 2/4, thông tin Mỹ chính thức công bố áp thuế 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam đã tạo ra cú sốc tâm lý mạnh trên thị trường chứng khoán. VN-Index trong phiên giao dịch ngày hôm sau lập tức mất hơn 80 điểm – mức giảm sâu nhất tính từ đầu năm 2024. Nhiều nhà đầu tư bán tháo, số khác thì hoang mang chưa biết nên giữ hay cắt lỗ. Nhưng để quyết định đúng, chúng ta cần một cái nhìn sâu hơn – về kinh tế vĩ mô, bản chất thị trường, và từng nhóm cổ phiếu cụ thể.
Mỹ công bố mức thuế 46% như một phần trong chính sách cân bằng thương mại – theo công thức lấy thâm hụt thương mại song phương chia cho tổng giá trị nhập khẩu rồi chia đôi. Tuy nhiên, đây là một cách tính gây tranh cãi vì nó bỏ qua thực tế rằng phần lớn giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ là do doanh nghiệp FDI (trong đó có cả doanh nghiệp Mỹ) tạo ra, không phản ánh đúng lợi ích kinh tế thuần túy của Việt Nam.
Việc Mỹ đưa ra mức thuế cao có thể là chiến thuật “ra giá cao để đàm phán thấp dần” – như người bán hét 12 tỷ để mong bán được nhà 9 tỷ. Nhưng nếu đàm phán thất bại, thì đây sẽ là đòn thực sự, có sức sát thương lên từng ngành cụ thể.
Phiên giảm mạnh cho thấy tâm lý thị trường đang bị chi phối bởi thông tin bất ngờ, không đến từ yếu tố nội tại. Nền kinh tế Việt Nam không có vấn đề chính trị hay khủng hoảng tiền tệ, nhưng thị trường đang phản ứng theo kiểu “bán trước, tính sau”.
Điểm đáng chú ý là khối lượng giao dịch tăng mạnh, cho thấy dòng tiền lớn đã vào bắt đáy – một tín hiệu tích cực về mặt kỹ thuật, nhưng không đủ để đảo chiều nếu không có sự cải thiện từ yếu tố vĩ mô.
Đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ đạt kết quả tích cực → mức thuế được điều chỉnh xuống mức hợp lý hơn (10–20%).
Chính phủ Việt Nam nhanh chóng tung ra gói hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, mở rộng thị trường (EU, Trung Quốc, Ấn Độ...).
Các FDI Mỹ vẫn duy trì sản xuất tại Việt Nam để né thuế từ Trung Quốc → dòng vốn FDI vẫn tăng.
Tác động:
Thị trường hồi phục từ vùng 118x–1200. Dòng tiền quay lại nhóm ngân hàng, chứng khoán sau đó mới lan tỏa sang nhóm chịu tác động chính của thuế như bđs khu công nghiệp, xuất khẩu nếu có thông tin hỗ trợ cụ thể.
Đàm phán thất bại, Mỹ giữ nguyên thuế 46%.
Doanh nghiệp FDI cắt giảm đơn hàng, chuyển một phần chuỗi cung ứng khỏi Việt Nam.
Một số doanh nghiệp xuất khẩu bị lỗ, hủy đơn hàng, đặc biệt ở nhóm dệt may, gỗ, da giày, điện tử.
Tác động:
VN-Index có thể tiếp tục giảm về vùng 1100 hoặc thậm chí sâu hơn như 1000 Nhiều mã xuất khẩu sẽ gãy trend ngắn hạn. Tuy nhiên, các nhóm ít phụ thuộc vào xuất khẩu sang Mỹ (ngân hàng, tiêu dùng, năng lượng...) sẽ là nơi trú ẩn.
Cho dù thuế Mỹ có áp thật hay không, Việt Nam vẫn phải thúc đẩy tăng trưởng bằng cách giữ mặt bằng lãi suất thấp, bơm tiền thông qua đầu tư công, và cải cách môi trường kinh doanh – không còn là “nên làm” mà là “bắt buộc phải làm”.
Với xuất khẩu gặp khó vì thuế quan, cầu nội địa sẽ là "phao cứu sinh" của nền kinh tế.
Muốn doanh nghiệp vay để mở rộng, người dân chi tiêu nhiều hơn → lãi suất buộc phải giữ thấp.
Đây cũng là cách để tránh vỡ cầu tín dụng, đặc biệt là trong bất động sản, tiêu dùng, và sản xuất công nghiệp nội địa.
Khi khu vực FDI chững lại, chỉ còn đầu tư công là động lực ngắn hạn khả thi.
Các dự án cao tốc, sân bay, năng lượng, logistics không chỉ tạo việc làm mà còn giúp định hướng lại dòng vốn tư nhân, tạo hiệu ứng lan tỏa cho các doanh nghiệp nội địa.
Kinh tế Việt Nam đang đến lúc cần “thay máu” mô hình: từ tăng trưởng theo chiều rộng (dựa vào FDI, xuất khẩu giá rẻ) sang tăng trưởng chiều sâu (nội lực, tiêu dùng, đầu tư hạ tầng).
Và để làm được điều đó, lãi suất thấp + đầu tư công + cải cách hành chính là ba chân kiềng không thể thiếu – dù thuế 46% có thành hiện thực hay không.
Ưu tiên hạ margin và chỉ giữ lại các cổ phiếu đầu ngành, ít bị ảnh hưởng bởi xuất khẩu.
Nếu có đợt hồi phục kỹ thuật, cân nhắc cơ cấu lại danh mục sang nhóm hưởng lợi từ đầu tư công và tiêu dùng nội địa.
Không trung bình giá với các mã đang bị rủi ro vĩ mô trực tiếp (dệt may, gỗ, điện tử).
Chờ xác nhận đàm phán ngày 9/4, và phản ứng chính sách rõ ràng từ Chính phủ.
Chia vốn làm 3–4 phần, giải ngân dần theo tín hiệu kỹ thuật, bắt đầu với nhóm ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, tiêu dùng.
Bạn mới tham gia thị trường hoặc chưa đạt được kết quả mong muốn? Hãy tham gia ngay nhóm tư vấn của chúng tôi!
Chúng tôi hiểu mỗi nhà đầu tư có một phong cách riêng, và bạn mong muốn kiếm được một đội ngũ tư vấn phù hợp với mình. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để chia sẻ các mối quan tâm của mình và trao đổi xem TCCK có phù hợp với bạn. Bạn cũng có thể tham gia room tư vấn của chúng tôi để trải nghiệm dịch vụ tư vấn miễn phí 2 tuần.