Tháng 12 vừa qua, kinh tế Mỹ đã ghi nhận những tín hiệu tích cực đáng chú ý. Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp cho thấy nước Mỹ bất ngờ có thêm 256,000 việc làm, vượt xa mức kỳ vọng 165,000. Đây là mức chênh lệch tới 4 độ lệch chuẩn, một điều hiếm gặp ngay cả trong các dự báo từ những ngân hàng đầu tư lớn. Tỉ lệ thất nghiệp cũng giảm xuống 4.1%, thấp hơn mức kỳ vọng, cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn duy trì sức mạnh bất chấp những lo ngại về suy thoái.
Tuy nhiên, phản ứng của thị trường tài chính Mỹ lại có phần tiêu cực. Lợi tức trái phiếu tăng mạnh khi giới đầu tư lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang (FED) có thể duy trì chính sách lãi suất cao trong thời gian dài hơn. Chỉ số S&P 500 (SPX) đã lao dốc từ ngưỡng 5900 về sát 5800, báo hiệu trạng thái "risk-off" trên toàn thị trường. Các ngành như hàng không, y tế và năng lượng vẫn duy trì đà tăng, nhưng sự bất ổn vĩ mô đang phủ bóng lên triển vọng chung.
Một số giải thích thêm bên lề:
Kinh tế tốt đồng nghĩa với sức ép lạm phát cao hơn: Khi nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu tiêu dùng tăng, dẫn đến áp lực lạm phát cao hơn. FED sẽ thận trọng hơn trong việc cắt giảm lãi suất để tránh "đổ thêm dầu vào lửa" và kích thích lạm phát vượt kiểm soát.
FED duy trì lập trường diều hâu: FED thường chỉ cắt giảm lãi suất khi nền kinh tế có dấu hiệu suy yếu rõ ràng hoặc nguy cơ suy thoái gia tăng. Số liệu tích cực khiến FED có lý do giữ lãi suất cao lâu hơn để duy trì sự ổn định của giá cả.
Lợi suất trái phiếu và kỳ vọng lãi suất: Lợi suất trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu Chính phủ Mỹ, thường phản ánh kỳ vọng của thị trường về lãi suất tương lai. Nếu kỳ vọng giảm lãi suất bị trì hoãn, lợi suất trái phiếu sẽ tăng vì nhà đầu tư kỳ vọng lợi suất hấp dẫn hơn trong thời gian tới.
Bán tháo trái phiếu Mỹ: Khi nhà đầu tư nhận ra FED sẽ không sớm cắt giảm lãi suất, họ có xu hướng bán trái phiếu cũ với lãi suất thấp để chuyển tiền sang các tài sản khác. Điều này đẩy giá trái phiếu giảm và lợi suất tăng (vì lợi suất trái phiếu nghịch đảo với giá của nó).
Dòng vốn rút khỏi thị trường mới nổi: Lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao khiến USD trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư toàn cầu. Họ có xu hướng rút vốn khỏi các thị trường mới nổi, bao gồm Việt Nam, để đầu tư vào tài sản an toàn hơn tại Mỹ.
Tỷ giá USD/VND chịu áp lực tăng: Khi dòng vốn ngoại rút ra, nhu cầu USD tăng lên, gây áp lực khiến tỷ giá USD/VND tăng. Điều này làm tăng chi phí nhập khẩu và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp nhập khẩu tại Việt Nam.
Chi phí vốn cho doanh nghiệp Việt Nam tăng: Khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng, chi phí huy động vốn quốc tế của Việt Nam cũng tăng theo. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp hoặc chính phủ cần vay vốn nước ngoài.
Áp lực lên lãi suất nội địa: Để giữ ổn định tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có thể phải duy trì lãi suất cao hoặc tăng lãi suất, điều này làm giảm khả năng tiếp cận vốn rẻ của doanh nghiệp trong nước.
Theo cái nhìn của chúng tôi, chỉ số DXY sẽ sớm "đảo chiều" đi xuống trong thời gian sắp tới (trong vòng 2 tuần sắp tới). Việc này nếu xảy ra sẽ giảm bớt áp lực cho các thị trường khác ngoài Mỹ.
Trong một diễn biến khác, một nguồn tin chưa được xác thực từ Reuters về việc Mỹ sẽ áp một loạt biện pháp cấm vận chưa từng có lên dầu Nga đã khiến giá dầu tăng hơn 3% chỉ trong phiên cuối tuần thứ 6. Dù vậy, sự thiếu rõ ràng từ các nguồn tin đã khiến đà tăng của dầu nhanh chóng bị chững lại.
US hits Russian oil with toughest sanctions yet in bid to give Ukraine, Trump leverage | Reuters
Ở một diễn biến khác, có tin Tổng Thống đắc cử Trump sẽ sớm có cuộc gặp với Tổng Thống Putin để bàn về việc kết thúc chiến tranh ở Ukraine.
Trump says Putin wants to meet him, meeting being set up | Reuters
Những diễn biến này không chỉ ảnh hưởng đến thị trường Mỹ mà còn khả năng sẽ tạo nên làn sóng tác động đến các thị trường tài chính khác trên toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam.
Từ bối cảnh thị trường Mỹ, chúng ta có thể nhìn nhận rằng thị trường chứng khoán Việt Nam không nằm ngoài sự ảnh hưởng của các yếu tố toàn cầu. VN-Index gần đây đang chịu áp lực từ nhiều phía, bao gồm diễn biến vĩ mô quốc tế và sự thay đổi trong dòng vốn ngoại. Các nhà đầu tư quốc tế có xu hướng thận trọng hơn trong bối cảnh lợi suất trái phiếu Mỹ tăng và FED chưa có tín hiệu rõ ràng về cắt giảm lãi suất.
Chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Việt Nam đang tạo áp lực lên tỷ giá và dòng vốn đầu tư. Hiện tại, lãi suất USD cao hơn VND, khiến việc đầu tư vào USD hấp dẫn hơn. Dự báo, chênh lệch này sẽ chuyển sang dương vào giữa năm 2025, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chính sách tiền tệ của Việt Nam.
Trong năm 2024, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng gần 94.450 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương đương khoảng 3,7 tỷ USD, vượt qua mức kỷ lục trước đó vào năm 2021.
Xét về các chỉ báo như RSI và MACD chúng ta có thể thấy đang có sự suy yếu về giá. với thanh khoản sụt giảm mạnh từ nửa cuối năm 2024.
Lưu ý: do chúng ta đang nhìn đồ thị tuần, nên việc VNINDEX có thể về kiểm lại vùng 1180 nếu có cũng sẽ xảy ra theo đơn vị tuần.
Với các bạn đầu tư ngắn hạn, đây không phải là thời điểm để mua. Các bạn có thể canh các nhịp hồi để hạ tỉ trọng.
Với các bạn có dự định "ăn" một con sóng hồi ngắn, có thể canh csac nhịp giảm sâu và mua các cổ phiểu của các công ty mạnh thuộc các nhóm mạnh như Ngân Hàng, Năng Lượng Điện, với mục tiêu nắm giữ ít nhất đến sau Tết.
Tuy nhiên, giai đoạn hiện tại khá rủi ro, cho dù có mua vào chúng ta cũng nên lưu ý giảm tổng NAV, và tách ra mua nhiều lần (ít nhất 3 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 2 ngày làm việc).
Bạn mới tham gia thị trường hoặc chưa đạt được kết quả mong muốn? Hãy tham gia ngay nhóm tư vấn của chúng tôi!
Chúng tôi hiểu mỗi nhà đầu tư có một phong cách riêng, và bạn mong muốn kiếm được một đội ngũ tư vấn phù hợp với mình. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để chia sẻ các mối quan tâm của mình và trao đổi xem TCCK có phù hợp với bạn. Bạn cũng có thể tham gia room tư vấn của chúng tôi để trải nghiệm dịch vụ tư vấn miễn phí 2 tuần.