DXY (Chỉ số USD):
Sau khi FED cắt giảm lãi suất, DXY đã có đợt giảm ngắn hạn nhưng lại tăng trở lại nhờ nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh và kỳ vọng chiến thắng của cựu Tổng thống Trump. Trong những ngày gần đây, chỉ số này đã bắt đầu cho thấy dấu hiệu tạo đỉnh ngắn hạn do thị trường kỳ vọng lãi suất ổn định hơn trong tương lai và áp lực từ các yếu tố như lạm phát kéo dài và tình trạng căng thẳng trái phiếu.
Tác động đến VNINDEX: Trong suốt đoạn thời gian qua chúng ta đã chứng kiến đà tăng mạnh mẽ của tỉ giá khiến NHNN Việt Nam liên tục phải rút tiền qua kênh tín phiếu và thậm chí đã phải bán USD ra thị trường. Sự suy yếu của DXY có thể giúp dòng vốn quay lại các thị trường mới nổi, bao gồm Việt Nam, hỗ trợ VNINDEX phục hồi từ các vùng hỗ trợ quan trọng.
Thị trường trái phiếu và VIX:
Lợi suất trái phiếu dài hạn Mỹ tiếp tục duy trì ở mức cao, gây áp lực lên chi phí vay vốn. Chỉ số VIX cũng tăng gần 9%, cho thấy sự lo lắng của nhà đầu tư về các rủi ro đang hiện hữu, như lãi suất cao và xung đột địa chính trị. Tâm lý "risk-off" đã thúc đẩy dòng tiền chuyển sang các tài sản an toàn hơn, tạo áp lực bán lên các thị trường rủi ro.
Tình hình chiến sự Trung Đông:
Israel đã tấn công các mục tiêu quân sự của Iran, gây ra thiệt hại giới hạn và tránh các cơ sở hạt nhân hoặc năng lượng. Iran phản ứng ôn hòa, cho thấy khả năng leo thang xung đột đã giảm. Điều này giúp giảm bớt lo ngại về tình hình năng lượng và các rủi ro địa chính trị, hỗ trợ tâm lý thị trường ở một mức độ nào đó. Trước mắt chúng ta có thể quan sát giá dầu thô để xem phản ứng của các nhà đầu tư trước sự kiện này.
Tỷ giá USD/VND:
Với tỷ giá tiệm cận mức đỉnh cũ, khả năng cao Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục can thiệp để duy trì sự ổn định trên thị trường ngoại hối. Nếu DXY tiếp tục xu hướng giảm, điều này có thể giảm áp lực lên tỷ giá, giúp VNINDEX trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Thanh khoản và dòng tiền:
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những phiên điều chỉnh, nhưng khối lượng giao dịch vẫn duy trì ở mức trung bình. Điều này cho thấy lực bán không quá mạnh, thể hiện sự chờ đợi của dòng tiền đối với các tín hiệu tích cực hơn từ thị trường.
VNINDEX đang kiểm tra vùng hỗ trợ 1240-1250, đây là một vùng giá quan trọng có thể kích thích lực cầu lớn. Nếu các yếu tố vĩ mô và địa chính trị tiếp tục ổn định, chỉ số này có thể bật tăng từ vùng này.
Quan sát biểu đồ tuần, VNINDEX dao động trong biên độ 1233 - 1300, kèm theo sự sụt giảm của khối lượng giao dịch khi giá giảm, cho thấy lực Cung dần triệt tiêu, tín hiệu tích cực cho đà phục hồi sắp tới.
Theo phương pháp Wyckoff và VSA:
VNINDEX đang trong giai đoạn tích lũy lại (Re-accumulation) sau đợt tăng, với các tín hiệu tích lũy rõ rệt như các phiên "No Supply" và "Test". Điều này cho thấy lực cung yếu đi, tạo điều kiện cho một đợt phục hồi ngắn hạn.
Các tín hiệu trên khung ngắn hạn cho thấy áp lực bán giảm dần trong các phiên gần đây, cho thấy khả năng hình thành mô hình đảo chiều nếu dòng tiền tiếp tục duy trì.
Theo quan sát các năm trước, VNINDEX thường tăng vào tháng 11 và tạo đáy vào cuối tháng 10, do thời điểm tháng 10 là lúc các công ty công bố báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, sau ngày 5.11 thị trường sẽ trút bỏ áp lực tâm lý từ cuộc bầu cử Mỹ, kỳ vọng VNINDEX sẽ tạo đáy từ ngày 28.10 đến 5.11.
Nhìn vào đồ thị ngày cũng có thể thấy giai đoạn tuần vừa rồi điểm số tuy giảm nhưng lại không quá khốc liệt. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy thị trường có thể tạo đáy quanh khu vực điểm số hiện tại.
VNINDEX có thể hồi phục từ vùng hỗ trợ 1240-1250 và nhắm đến các mục tiêu ngắn hạn 1270-1280 và trung hạn 1300 nếu các yếu tố vĩ mô ổn định. Đây là cơ hội mua vào khi thị trường điều chỉnh với khối lượng thấp.
Tích lũy quanh 1250-1260 với lực cung yếu và chờ đợi các yếu tố vĩ mô rõ ràng hơn.
Phá vỡ 1240 nếu căng thẳng địa chính trị leo thang hoặc các yếu tố vĩ mô trở nên bất ổn, đẩy VNINDEX xuống vùng 1200-1220. Nếu VNINDEX phá thủng mốc 1240 với khối lượng cao và thiếu lực Cầu, nhà đầu tư nên cân nhắc giảm tỷ trọng danh mục.
Sau đợt điều chỉnh, ngành này có dấu hiệu tích lũy trở lại khi khối lượng giao dịch giảm dần, cho thấy lực bán không mạnh. Các tín hiệu tích cực trên khung ngắn hạn cho thấy khả năng phục hồi cao.
Ngành chứng khoán chịu ảnh hưởng mạnh từ biến động của thị trường chung, nhưng dòng tiền vẫn duy trì tốt. Khả năng tích lũy quanh các mức hỗ trợ 10-15% dưới giá hiện tại có thể tạo cơ hội cho nhà đầu tư. Ngành chứng khoán là một ngành cần đặc biệt quan tâm khi thị trường phục hồi từ vùng đáy.
Áp lực từ lãi suất cao và chi phí vay vốn đã khiến ngành này điều chỉnh mạnh, nhưng các cổ phiếu lớn có dấu hiệu tích lũy, cho thấy khả năng phục hồi ở mức giá hiện tại.
Ngành thép gặp khó khăn do nhu cầu yếu và các hàng rào thuế quan toàn thuế giới, nhưng các tín hiệu kỹ thuật cho thấy sự tích lũy có thể đang diễn ra tại vùng đáy. Ngành thép là một ngành an toàn cho các nhà đầu tư cẩn trọng trong giai đoạn hiện tại.
Cuối tuần qua chúng ta nhận thấy sự điều chỉnh mạnh kéo thị trường đi xuống đến từ các cổ phiếu nhà họ VIN, và một số cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán khá mạnh giai đoạn trước nay cũng có sự điều chỉnh xuống như VCI, MBB, CTG, ACB, STB.
Điểm tích cực là chúng ta đã thấy lại sắc xanh trên thị trường với một số cổ phiếu thuộc nhóm ngành bất động sản, thép, và một số cổ phiếu thuộc các nhóm ngành nhỏ hơn.
Bạn mới tham gia thị trường hoặc chưa đạt được kết quả mong muốn? Hãy tham gia ngay nhóm tư vấn của chúng tôi!
Chúng tôi hiểu mỗi nhà đầu tư có một phong cách riêng, và bạn mong muốn kiếm được một đội ngũ tư vấn phù hợp với mình. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để chia sẻ các mối quan tâm của mình và trao đổi xem TCCK có phù hợp với bạn. Bạn cũng có thể tham gia room tư vấn của chúng tôi để trải nghiệm dịch vụ tư vấn miễn phí 2 tuần.